Kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2020 của xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 16:32:32 04/12/2020 (GMT+7)

Kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2020của xãHoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

Hoằng Lộc là xã thuộc vùng Đông Nam huyện Hoằng Hoá có tổng diện tích tự nhiên 253,99 ha, xã cách trung tâm huyện lỵ 6 km về phía Bắc, cách quốc lộ 1A và Thành phố Thanh Hoá 5 km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 253,99 ha trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 161,62ha, Diện tích đất phi nông nghiệp là  91,70 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 0,67 ha; có 1.660 hộ, với 5.539 khẩu.

2. Thuận lợi

Là xã trung tâm khu vực Đông Nam của huyện Hoằng Hóa, có vị trí rất thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Trên địa bàn xã, có di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Bảng Môn Đình, trở thành biểu tượng cho sự hiếu học của đất và người huyện Hoằng Hóa nói chung và xã Hoằng Lộc nói riêng; nơi đây không chỉ là nơi thờ thành Hoàng Làng mà còn là nơi quy tụ, vinh danh những người con của Làng đã đỗ đạt thành tài. Cùng với Bảng Môn Đình, trong khu vực này còn có đền thờ trạng Quỳnh, người được xếp vào "Tràng An tứ hổ" của Việt Nam.

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Lộc vẫn không ngừng phấn đấu để duy trì và ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM bước đầu mang lại hiệu quả; hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, một số mô hình đã ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, của huyện Hoằng Hóa trong triển khai xây dựng xã NTM nâng cao. Với truyền thống là Đảng bộ nhiều năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh; hệ thống chính trị được ổn định vững chắc từ xã đến các thôn, đội ngũ cán bộ có năng lực được đào tạo cơ bản, có uy tín đối với nhân dân. Đây là niềm tự hào, là nền tảng, cơ sở quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà đặt ra quyết tâm xây dựng xã Hoằng Lộc đạt chuẩn NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu.

3. Khó khăn

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ về nội dung, ý nghĩa của xây dựng NTM nâng cao; văn bản hướng dẫn và cơ chế chính sách chưa thật cụ thể, rõ ràng, gây không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

-Xây dựng xã NTM nâng cao với khối lượng công việc tương đối lớn, nhiều nội dung, chỉ tiêu nâng lên so với tiêu chí NTM, trong khi nguồn vốn của địa phương, nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên còn hạn chế, đặc biệt là đóng góp của Nhân dân chưa được nhiều nên gặp khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thành các nội dung, tiêu chí xã NTM nâng cao.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

1.     Công tác chỉ đạo, Điều hành

Căn cứ các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, huyện. Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM xã đã tổ chức hội nghị thống nhất kế hoạch năm 2020 đến các ngành đoàn thể va Ban phát tiển thôn.

Ban Thường vụ Đảng uỷ xã đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2019 Nghị quyết Chuyên đ ca Ban Chp hành Đảng b xãHoằng Lộc v thc hin chương trình xây dng NTM nâng cao năm 2020

Ban chỉ đạo Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 xã được kiện toàn theo Quyết định số 01-QĐ/ĐU, ngày 02/7/2020gồm có 16 thành viên, Ban chỉ đạo phân công các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo làm tổ trưởng phụ trách các thôn; Hàng tuần giao ban, đưa ra các giải pháp thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Ban chỉ đạo xã đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND, ngày 07/01/2020 kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn xã Hoằng Lộc.

Tiến hành khảo sát, điều tra về sản xuất, điều tra về vườn hộ, các tuyến đường giao thông, điều tra về vệ sinh môi trường. Đi vào cụ thể từng nhiệm vụ cụ thể về XD NTM nâng cao để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao.

2. Ban hành cơ chế, chính sách

Về cơ chế chính sách hỗ trợ, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh của huyện, HĐND xã đã ban hành nghị quyết về cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế như: Xây dựng nhà văn hóa thôn, đường giao thông,  rãnh thoát nước, chỉnh trang nhà văn hóa, vườn hộ, quét vôi ve, vẽ tranh, dựng lam tường rào, hỗ trợ giống cây trồng…

3 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông để toàn dân hiểu và cùng chung tay xây dựng thành công xã Nông thôn mới nâng cao thông qua các hội nghị: Hội nghị Đảng bộ, Hội nghị nhân dân các thôn, sinh hoạt của các tổ chức hội (nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, …)

Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo hiểm Y tế, Luật An toàn thực phẩm, Môi trường, Luận Nghĩa vụ quân sự đến từng thôn.

Tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh xã, bằng các pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; xã xây dựng 2 áp phích ở ngã tư Quăng và ngã tư cây đa, treo 40 pano gắn liền với các cột đèn chiếu sáng dọc tác tuyến trung tâm xã, thôn và ở khu vực trung tâm các thôn. Lấy ý kiến nhân dân trong việc huy động sức người, sức của, đóng góp của nhân dân để thực hiện chương trình, công khai minh bạch dân chủ theo tinh thần pháp lệnh 34.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

Trong thời gian vừa qua công tác đào tạo, tập huấnđược xã quan tâm cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do huyện và Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức, đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai đề án, kế hoạch và công bố quy hoạch đến tất cả cán bộ từ xã đến thôn để nắm bắt, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

4. Phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Phát triển sản xuất nông nghiệp.

Công tác phát triển sản suất nông nghiệp trên địa bàn xã được quan tâm chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ đạo sản xuất thâm canh tăng năng suất cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân;

Chỉ đạo các thôn cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu đưa một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào trồng như: mít; Bưởi; ổi… có 22 hộ tham gia, diện tích 7,6 ha.

b) Hoạt động của hợp tác xã

- Xã có 02 hợp tác xã đó là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và HTX dịch vụ Điện năng hoạt động có hiệu quả (có đăng ký, hoạt động hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp).

+ HTX DVNN: tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ, quy hoạch vùng cây trồng, giống cây trồng, tưới tiêu, bảo vệ đồng điền, phòng trừ sâu bệnh, vật tư phân bón. Tham gia ký kết hợp đồng với các công ty giống cây trồng trung ương, CTy ngô sông bôi,... Ngoài ra còn có HTX có liên kết với các doanh nghiệp để chuyển giao tiến bộ KHKT, Ký hợp đồng  về việc đầu tư, tiêu thụ nông sản phẩm hàng hoá. Huy động đóng góp của xã viên đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương, cầu cống phục vụ sản xuất. Liên kết với nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.

+ HTX DV ĐN thực hiện sửa chữa và thay thế các tuyến dây hạ thế trên địa bàn. Làm tốt công tác kiểm tra, chống thất thoát nguồn điện, phối hợp thực hiện chính sách chi trả tiền điện hỗ trợ hộ nghèo...

            Trong thời gian tới sẽ thành lập mới HTX sản xuất kết hợp với trồng cây dược liệu của ông Nguyễn Xuân Sơn.

c) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

+  Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp:

- UBND xã đã tạo điều kiện về mặt bằng đất đai nhằm thu hút và phát triển các doanh nghiệp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã. Tính đến tháng 9 năm 2020 toàn xã có 13 doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.

- Đảng uỷ - UBND xã Hoằng Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất ở các vùng quy hoạch lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên địa bàn toàn xã. Đưa các giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao vào gieo trồng, thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển mô hình lúa, cá kết hợp. Thực hiện quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng và từng bước đưa cơ giới hoá đồng bộ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm tập trung chỉ đạo HTX DVNN, các thôn xây dựng kế hoạch và phát triển sản xuất và có nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện. Nhìn chung mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn xã đã và đang được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận, tích cực thực hiện tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững.

d)  Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân:

- Tuyên truyền cho nhân dân mở rộng phát triển nghề truyền thống như: nghề mộc, nghề thợ xây, mở rộng dịch vụ kinh doanh các mặt hàng như: hàng nhựa, sành, sứ , hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải phục vụ trong xã và cho các địa phương lân cận. Toàn xã  có 456 hộ kinh doanh cố định, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định.

- Phối hợp với các Công ty tư vấn tuyển dụng lao động, vận động các con em đi xuất khẩu lao động ở các nướccó thu nhập cao. Ngoài ra còn phối hợp với Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật huyện mở các lớp tập huấn cho nông dân về chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất cho trên 243 hộ sản xuất tham gia, đạt kết quả cao.

Trên địa bàn xã có 2 HTX đang hoạt động theo Luật HTX và hoạt động có hiệu quả là: HTX Dịch vụ Nông nghiệp và HTX Dịch vụ Điện năng, 02 doanh nghiệp xây dựng, 02 hộ kinh doanh xây dựng, 314 lao động vào làm tại công ty Delta, Hongfu, Hồng Mỹ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, một số lao động mở nghề mộc, nghề may, nghề cơ khí v.v.

đ) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

 Từ kết quả đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, kinh doanh dịch vụ. Lao động làm kinh tế xa nhà, lao động xuất khẩu đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2016 bình quân thu nhập đầu người đạt 21,2 triệu đồng/người/năm, năm 2020 đạt 52,12 triệu đồng/người/năm. Kết quả đó là cơ sở để giảm nghèo nhanh, bền vững, đến nay hộ khá và giàu có là 1.051 hộ đạt 65%, hộ nghèo còn 23/1617 hộ = 1,42%, hộ cận nghèo 49/1617 hộ = 3,03%

5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tổng kinh phí đã thực hiện: 50.241triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh 1.400 triệu đồng, chiếm 2,8%;

- Ngân sách huyện 8.400 triệu đồng, chiếm 16,7%;

- Ngân sách xã 17.400 triệu đồng, chiếm 34,6%;

- Vốn vay tín dụng 12.900 triệu đồng, chiếm 25,7%;

- Nhân dân đóng góp 10.141triệu đồng, chiếm 20,2%.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM NÂNG CAO

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định là 15/15 tiêu chí, đạt 100 %, cụ thể:

         1.Tiêu chí số 1: Giao thông.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:

Xã đã tổ chức thực hiện xây dựng, mở rộng nền, mặt đường các tuyến đường, xây rãnh thoát nước mặt đường trên các tuyến đường giao thông bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp; hỗ trợ, kích cầu bằng xi măng của tỉnh và kích cầu theo Nghị quyết của HĐND huyện, xã.

- Các nội dung đã thực hiện:

-Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện chiều rộng nền đường bình quân 7,0m, chiều rộng mặt đường bình quân 4,5m trở lên được nhựa hóa 3,38km/3,38km đạt 100%.

- Đường trục thôn và đường liên thôn chiều rộng nền đường trung bình 4,0 m; chiều rộng mặt đường trung bình 3,0m được nhựa hóa 0,44 km, bê tông hoá 4,80 km, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 5,24km/5,24km đạt 100%. Có rãnh tiêu thoát nước, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.

- Đường đường ngõ xóm của xã đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa, chiều rộng nền đường trung bình từ 3m đến 4m, chiều rộng mặt đường trung bình từ 2 - 3m. Đường ngõ xóm đã bê tông hóa được 2,74km/2,74 km = 100%;

- Đường giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường trung bình 4m - 5m, chiều rộng mặt đường trung bình 3m - 4m, tỷ lệ đường được bê tông hóa 10,58 km/12,93km = 81,83%; có 0,35km cấp phối.

- Tỷ lệ các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước mặt đường là 12,18 km/15,35 km = 79,3%.

2. Tiêu chí số 2: Thủy lợi.

 Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:

Từ năm 2016 đến nay, sau khi hoàn thành xã nông thôn mới, tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã được tưới, tiêu ổn định và tăng hàng năm, cụ thể:

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động duy trì tăng hàng năm là  Ttưới 2016 = 291,1 ha/271,0 ha = 93,09%; Ttưới 2017 = 263,2 ha/263,2 ha = 100%; Ttưới 2018 = 255,8 ha/255,8 ha = 100%; Ttưới 2019 = 247,4 ha/247,4 ha = 100%; Ttưới 2020 = 247,4 ha/247,4 ha = 100%;

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động duy trì hàng năm là Ttiêu 2016-2020 239,22 ha/239,22 = 100%.

- Tỷ lệ đất nuôi trồng thủy sản (Ao hồ trong khu dân cư) được cấp, thoát nước chủ động là Tk 2016-2020= 12,0 ha /12,23 ha = 98,12%.

- Đã sửa chữa, nâng cấp một số công trình như: Nâng cấp, kiên cố hóa: 1,12 km kênh mương; hàng năm thực hiện nạo vét, duy tu bảo dưỡng kênh mương nội đồng để đảm bảo chủ động tưới tiêu.

- Hàng năm UBND xã đều có phương án phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn; Phương án di dân; vật tư dự trữ hàng năm chuẩn bị đầy đủ theo chỉ tiêu của huyện giao, có kho vật tư dự trữ tại UBND xã và 7 đơn vị thôn.

3. Tiêu chí số 3: Cơ sở vật chất văn hóa.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:

Xã triển khai hoàn thiện nhà thi đấu đa năng và sân thể thao diện tích là 13000 m2, có hệ thống tường rào bao quanh, trồng các cây xanh đảm bảo xanh sạch đẹp, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã theo quy định.

Nhà Văn hóa xã được đầu tư xây dựng quy mô 250 chỗ ngồi có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ như bàn, ghế, hệ thống loa đài và các trang thiết bị khác phục vụ tốt cho sinh hoạt văn hóa văn nghệ của xã.

Để thực hiện hoàn thành tiêu chí theo yêu cầu, xã đã đầu tư từ NS và kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để cải tạo 7 nhà văn hóa thôn.

- Các nội dung đã thực hiện:

+ Toàn xã có 7/7 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao.

Các nhà văn hóa khu thể thao của các thôn được quy hoạch ở khu trung tâm các thôn có vị trí thuận lợi, thoáng mát cho việc sinh hoạt của nhân dân.

Nhà văn hóa ở  7/7 thôn được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị phục vụ sinh hoạt như  Bàn, ghế, loa đài và các trang thiết bị thể thao như bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền.

- Xây dựng, khuôn viên, nhà văn hóa các thôn từ năm 2012 - 2019. Xã có 7/7 thôn có nhà văn hóa được chỉnh trang hoặc xây mới. Với diện tích khuôn viên các nhà văn hóa: 150 m2, khu thể thao thôn trung bình 500 m2, Quy mô xây dựng nhà văn hóa trên 100 chỗ ngồi trở lên. Đạt 100%; Đối với các thôn chưa có khu thể thao đã quy hoạch đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định.

+ Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi đảm bảo điều kiện, nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em theo quy định.Được bố trí phù hợp thuận tiện cho việc vui chơi, luyện tập thể thao của nhân dân đặc biệt là người cao tuổi.

4. Tiêu chí số 4: Nhà ở dân cư.

 Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thời điểm đạt chuẩn NTM năm 2016, số nhà đạt chuẩn là 1527 nhà;

Tỷ lệ: 1527 nhà/1617 nhà = 94,43%

- Hiện nay xã không còn nhà tạm, dột nát.

- Số nhà đạt chuẩn NTM nâng cao tăng so từ khi đạt chuẩn đến nay là 67 nhà. Tỷ lệ: 1594 nhà/1660 nhà = 96,02% (tăng so với năm 2016 là 1,59%)

5. Tiêu chí số 5: Thu nhập.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thu nhập bình quân đầu người năm đạt chuẩn NTM năm 2016 là 27 triệu đồng/người/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2020đạt là 52,12 triệu đồng/người/năm.

- Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 17,9% năm.

6. Tiêu chí số 6: Hộ nghèo.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, bằng nhiều các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 tính theo chuẩn nghèo đa chiều là 23 hộ/1.617 hộ=1,42%; hộ nghèo đã trừ hộ bảo trợ xã hội: 9 hộ/1617 hộ, tỷ lệ là 0,87%.

7. Tiêu chí số 7: Lao động có việc làm.

Kết quả thực hiện tiêu chí

Theo số liệu thống kê năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động của xã là 2931 người, trong đó: Dân số  trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 2931 người; số người có việc làm trong độ tuổi lao động là 2867 người. Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là: 2867/2931 người, bằng 97,8%.

8. Tiêu chí số 8: Tổ chức sản xuất.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

Xã có 02 Hợp Tác Xã, trong đó HTX nông nghiệp hoạt động theo phương thức dịch vụ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Cụ thể:

- HTX Nông nghiệp Hoằng Lộc: Được thành lập từ năm 1999; năm 2016 chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, có trụ sở tại thôn Tiến Thành, tổng số 7 thành viên, vốn điều lệ 30.000.000 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh gồm các khâu chính như: Dịch vụ thủy lợi, tưới tiêu, quản lý kênh mương nội đồng; làm đất gieo cấy theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa; cung ứng giống, phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất mạ khay máy cấy; dự thính, dự báo sâu bệnh cho các loại cây trồng; bao tiêu sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm Khoai tây, bí xanh, lúa thương phẩm...).

- Trụ sở hoạt động của HTX tại thôn Tiến Thành. Đến nay, xã Hoằng Lộc đã gửi văn bản xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên Phòng Tài nguyên môi trường huyện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX NN Hoằng Lộc.

*Tình hình liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực gắn với phát triển dịch vụ của địa phương:

Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã là 141,3 ha,chủ yếu: Cây lúa, cây ngô, cây lạc, cây rau màu.... Tổng sản lượng lương thực 871,6 tấn.

Xác định cây lúa là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Năng suất trung bình của cây lúa tại địa phương đạt 60 tạ/ha cho thu nhập từ 39 triệu đồng/ha/ năm. Từ năm 2017, HTX NN Hoằng Lộc đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Giống cây trồng Việt Thànhđể cung ứng phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa lai thái xuyên trên địa bàn xã: tổng diện tích liên kết sản xuất 25ha/152 ha (chiếm 16,44% tổng diện tích trồng tập trung trên địa bàn xã), tổng sản lượng bao tiêu 150 tấn/912 tấn (chiếm 16,44% sản lượng thu hoạch).

* Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa bình quân các khâu trong sản xuất đối với các cây trồng chủ lực.

          - Số lượng máy nông nghiệp trên địa bàn xã:  Trên địa bàn xã có 3 xe tải vận chuyển hàng hoá, 1 máy cấy lúa, 1 máy gặt đập liên hợp, 3 máy tuốt vò lúa, 4 máy nghiền thức ăn gia súc.... Ngoài số lượng máy hiện có trên địa bàn, các vụ trong năm huy động thêm nhiều máy gặt ở các địa bàn lân cận đảm bảo thu hoạch nhanh gọn, hiệu quả.

          - Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa trong sản xuất đối với một số cây trồng chủ lực: Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã không ngừng tăng. Hằng năm, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới trong khâu làm đất chiếm 100% diện tích, khâu gieo trồng, chăm sóc trên 50%, khâu thu hoạch trên 80%... Ngoài ra, dịch vụ tưới tiêu theo hệ thống kênh mương tự chảy do Công ty TNHH MTV thủy lợi bắc Sông mã vận hành.

- Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa bình quân các khâu trong sản xuất đối với các cây trồng chủ lực của xã là cây lúa: Hàng năm xã tổ chức sản xuất 152 ha lúa là cây chủ lực của xã; trong đó khâu làm đất chiếm 152ha/152ha = 100% diện tích đất được làm hoàn toàn bằng máy; khâu gieo cấy; chăm sóc bằng máy được  100ha/152 ha = 65,78%; thu hoạch lúa bằng máy 152ha/152ha = 100%. Tỷ lệ bình quân ở tất cả các khâu sản xuất đạt 88,6%.

          9. Tiêu chí số 9: Vườn hộ.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn toàn xã có 12 hộ có vườn, diện tích là 9048,7m2, trong đó 5 hộ áp dụng có hệ thống tưới, tiêu khoa học hoặc có áp dụng một trong các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến khác vào sản xuất, diện tích là 5242,0 m2

Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp từ vườn hộ đạt 535,79 triệu đồng/năm và thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa vườn hộ 439,77 đạt triệu đồng/năm chiếm 82,2%.

10. Tiêu chí số 10: Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

          - Huy động trẻ 5 tuổi đến lớp: 115/115 cháu đạt 100%.

- Huy động trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 115/115 cháu đạt 100%,

- Trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 313/313 cháu đạt 100%.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS:314/314  em đạt 100%

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp: 312/312 đạt 100%

-Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: 2125/2931người đạt 74,1%.

11. Tiêu chí số 11: Y tế.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là: 5307/5539 = 95,81%. (đạt)

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 và đến năm 2016 tiếp tục được công nhận chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

         - Trạm y tế xã có diện tích: 6475,6 m2, tổng có 6 cán bộ trong đó (01 bác sỹ đa khoa, 1 y sỹ sản nhi, 2 y sỹ đa khoa, 01 điều dưỡng, 01 nữ hộ sinh).

         - Xã Hoằng Lộc đã được công nhận xã an toàn thực phẩm năm 2019 tại Quyết định số 5404/QĐ-UBND, ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

-  Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi; năm 2017 là 62/481 cháu =12,9%;  năm 2018 là 44/500 cháu = 8,8%. Năm 2019 là 37 cháu/ = 8,3%, Năm 2020: 38 cháu/504 cháu = 7,5%, Hàng năm giảm trên 3% đạt theo tiêu chí.

- Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực; các hoạt động giám sát, phát hiện, xử lý và báo cáo kịp thời; không để xảy ra các dịch lớn trên địa bàn.

12. Tiêu chí số 12: Văn hóa.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Hiện nay tất cả 7/7 thôn sau khi sáp nhập đều được công nhận thôn văn hóa 3 năm liên tục chiếm tỷ lệ 100%.

- Xã Hoằng Lộc được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2016 tại Quyết định số 21583/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND huyện Hoằng Hóa.

13. Tiêu chí số 13: Môi trường và An toàn thực phẩm.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch trên địa bà là 1.660/1.660 hộ bằng 100%.

- Trên địa bàn xã có 123 hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh gồm các loại hình như:

+ Có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp

+ Có 08 hộ gia đình giết mổ gia súc, gia cầm;

+ Có 21hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng tạp hóa;

+ Có 01 hộ kinh doanh VTNN

+ Có 02 hộ kinh doanh lúa gạo

+ Có 03 hộ chế biến, kinh doanh nem, giò, chả

+ Có 87 hộ gia đình sản xuất quy mô hộ gia đình chăn nuôi gia cầm, trồng trọt.

Tất cả các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 100%.

+ Xã Hoằng Lộc  có 01 chợ.

- Đối với rác thải sinh hoạt khu dân cư: trên địa bàn xã không có bãi rác tập trung mà xử lý bằng  hình thức hợp đồng với công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa thu gom rác thải tập trung và vận chuyển đưa đi xử lý

- Công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã luôn luôn được chú trọng.

 Hàng năm đều phát động tết trồng cây tại các thôn, nhà trường và trạm y tế; UBND xã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, phân công cụ thể đến các ban ngành có liên quan như phân công các đoàn thể chính trị (Hội phụ nữ, hội ND, Hội CCB, Đoàn thành niên) tổ an ninh trật tự các thôn đảm nhiệm việc dọn vệ sinh môi trường tại các tổ cụm dân cư; định kỳ tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh thoát nước, cải tạo ao, hồ, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hoà môi trường không khí tại địa phương trong các dịp lễ tết, các đợt cao điểm, các kế hoạch hướng dẫn của cấp trên.

Chỉ đạo trồng cây xanh, trồng hoa 2 bên đường.

Đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá hoặc đổ cấp phối có hệ thống mương thoát nước mưa hai bên, không để xảy ra tình trạng lầy lội, ngập úng;

Với 15,35 km đường giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hoá, hai bên đường có rãnh thoát nước không có tình trạng lầy lội, ngập úng. Các thôn có hương ước về giữ gìn vệ sinh môi trường chung được quy định thời gian tổng vệ sinh vào chiều chủ nhật hàng tuần; mỗi tuyến đường đều có thùng đựng rác bằng nhựa để thu gom rác thải theo các đường giao thông.

Tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường số 55/2014 và luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể quan tâm đúng mức, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: tin bài về tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn xóm, tuyên truyền bằng khẩu hiệu, pano, áp phích. Giao cho ban văn hóa, đài truyền thanh xã thường xuyên có tin bài, có chuyên mục về bảo vệ môi trường để tuyên truyền cho nhân dân hiểu và thực hiện.

- Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm thông qua các buổi sinh hoạt, các câu lạc bộ liên thế hệ… cụ thể năm 2019 tổ chức được 2lớp cho 100 lượt người, 6 tháng đầu năm 2020 đã tổ chức 3 buổi sinh hoạt cho 615 lượt người, tham gia giáo dục kiến thức về bảo vệ môi và công tác vệ sinh môi trường cho cán bộ, nhân dân nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền thông qua việc cam kết “ bảo vệ môi trường” giữa chính quyền với MTTQ, các ngành đoàn thể, cam kết giữa các ngành đoàn thể đến gia đình hội viên đoàn viên, cam kết của các thôn đến từng hộ nông dân.

- Trong các hội nghị nhân dân và các hội nghị của các tổ chức đoàn thể thường được lòng ghép đến công tác bảo vệ môi trường để đưa ra cho hội viên và nhân dân tự đấu tranh những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

- Công tác thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt:

Trên địa bàn xã Hoằng Lộc không có bãi rác tập trung, tuy nhiên việc thu gom và xử lý rác được thực hiện rất hiệu quả bằng hình thức hợp đồng với công ty TNHH một thành viên môi trường thành phố Thanh Hóa thu gom và vận chuyển đưa đi xử lí, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt trên 90%.

- Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ: 1634 hộ/1660 hộ = 98,4%

- Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh, tỷ lệ: 1634 hộ /1660 hộ = 98,4%

- Số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ: 1660 hộ/1660 hộ = 100%

- Toàn xã có 24 hộ chăn nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình.

- Tỷ lệ các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đảm bảo, có chuồng trại khô ráo thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chuồng trại không để các chất thải bị ứ đọng và có mùi hôi thối ảnh hướng đến môi trường xung quanh là 20 hộ/24 hộ = 83,3%

- Tổng số km đường được trồng hoa, trồng cây bóng mát trên địa bàn là:

Xã có 15,36 km đường giao thông với 91 tuyến đường trong đó

Số tuyến đường được trồng hoa là 56 tuyến chiều dài là 6,45 km

Tỷ lệ số km được trồng hoa là 6,45 km/15,36 km = 42,0%

- Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã luôn luôn được chú trọng, các thôncó hương ước về giữ gìn vệ sinh chung, quy định lịch tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm ít nhất 01tuần 01 lần tổ chức tổng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh và xử lý rác thải nơi công cộng theo các cụm dân cư đã phát huy được tính tập thể người dân cùng tham gia.

Xã xây dựng thành công mô hình “ thùng đựng vỏ bao bì hóa chất Bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường ngoài đồng ruộng và trên các trục đường”.

MTTQ, các ngành đoàn thể phát động hội viên, đoàn viên, nhà nhà thi đua, người người thi đua và xác định đây là nhiệm vụ chính trị phải phát động thường xuyên, liên tục trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đã đưa vào nội dung chương trình tháng, quý và năm; Hội phụ nữ - Hội nông dân thực hiện phong trào 5 không, 3 sạch, phong trào trồng hoa thay thế cỏ dại ven đường.

14. Tiêu chí số 14: An ninh trật tự.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tỷ lệ khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”trên địa bàn xã là 7/7 thôn và 4 cơ quan trường học được công nhận tiêu chuẩn về an ninh trật tự bằng 100%.

-Trên địa xã có3 người chấp hành xong án phạt tù và đặc xá cư trú tại địa bàn,tuy nhiên trong số này không tái phạm tội bị khởi tố.

Trên địa bàn xã không để xảy ra hoạt động tội phạm có tổ chức, tội phạm về ma túy, kinh tế, môi trường phức tạp kéo dài, chậm bị phát hiện.

- Lực lượng công an xã Hoằng Lộc được công nhận “Đơn vị quyết thắng” năm 2020 tại Quyết định số 4242/QĐ-UBND ngày 07/10/2020  của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

15. Tiêu chí số 15: Hành chính công.

Kết quả thực hiện tiêu chí:

- 100% các TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của xã được niêm yết công khai, đầy đủ kịp thời tại bộ phận một cửa và trên trang thông tin điện tử của xã.Trang thông tin điện tử của xã: http://hoangloc.hoanghoa.gov.vn

- Hàng năm đã tiến hành rà soát đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cắt giảm thời hạn giải quyết TTHC, sửa đổi bổ sung, bãi bỏ các TTHC không cần thiết, còn vướng mắc bất cập gây cản trở hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân

- 100% TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của xã được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đúng với quy định của nghị định số 61/N Đ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong tiếp nhận, giải quyết TTHC.

- Trong 2 năm liên tục trước năm xét công nhận xã nông thôn mới nâng cao, kết quả giải quyết TTHC của xã đạt tối thiểu từ 96% được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời hạn quy định, không có kết quả giải quyết TTHC phải sửa đổi, bổ sung, bị phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện và không có phản ánh kiến nghị về hành vi thái độ nhũng nhiễu gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết TTHC, trừ trường hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, kết luận là không đúng hoặc vu cáo.

- Thực hiện đúng quy định việc xin lỗi tổ chức cá nhân khi có vi phạm trong giải quyết TTHC theo quyết định số 876/2017/Q Đ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Thanh hóa.

     Kết quả giải quyết trên hệ thống thông tin điện tử một cửa liên thông: Thực hiện quản lý,  hồ sơ công việc trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử.  Đã áp dụng chữ ký điện tử.

Về nợ đọng xay dựng cơ bản

Đến nay, xã không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM nâng cao, đối chiếu với quy định tại Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh, xã đạt yêu cầu về nội dung này.

Những mặt đã làm được trong quá trình xây dựng NTM nâng cao

Với sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, có cách làm sáng tạo, đưa ra các giải pháp đồng bộ, theo đó, xây dựng NTM nâng cao xã Hoằng Lộc đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn; nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của xây dựng NTM nâng cao đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, hoàn thiện; hình thành nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập; đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng được nâng lên; công tác bảo vệ môi trường có sự chuyển biến rõ nét, cảnh quan nông thôn sáng- xanh- sạch- đẹp; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế:

           Qua thời gian thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

           - Một số thành viên ban chỉ đạo, Ban quản lý chưa thực sự nhiệt tình trong công tác chỉ đạo điều hành, còn có tư tưởng xem nhẹ thiếu tâm huyết; các Ban phát triển thôn hoạt động chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

- Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở một số thôn chưa được chú trọng, một bộ phận người dân chưa hiểu được trách nhiệm và vai trò của mình trong nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại Nhà nước.

- Việc huy động thu hút nguồn vốn đầu tư của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình xây dựng NTM nâng cao còn hạn chế.

           Nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm đó là:

           Chương trình xây dựng NTM nâng cao là một nhiệm vụ lớn, mới và khó, trong khi tiềm lực của địa phương không cao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện một số cán bộ chưa phát huy tính sáng tạo, thiếu linh họat và chủ động trong công việc.

Từ những kết quả đó, sau khi MTTQ tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác xây dựng NTM nâng cao, hầu hết nhân dân đều hài lòng, phấn khởi với tỷ lệ hài lòng bình quân các tiêu chí đạt từ 90% trở lên.

           Từ những thực tiễn công việc trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao địa phương rút ra một số kinh nghiệm như sau:

          Thứ nhất,cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của nhân dân về nội dung, ý nghĩa của xây dựng NTM nâng cao. Phát động tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tạo thành phong trào sâu rộng trên địa bàn; khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể tiêu biểu để nhân rộng.

          Thứ hai, cần phải quan tâm giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của nhân dân, nhất là những tồn tại đã lâu, như minh bạch trong kinh tế, vấn đề đất đai, vấn đề giải quyết các chế độ chính sách...; qua đó phải có sự quan tâm, động viên, giải quyết kịp thời khi những vấn đề mới phát sinh. Người đứng đầu cấp uỷ chính quyền phải luôn đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên làm trọng, coi lợi ích của nhân dân là gốc của mọi vấn đề và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc mình lãnh đạo, không nên đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm.  

          Thứ ba, trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng thôn, xã, không dập khuôn, máy móc, nhưng phải theo các quy định để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao; huy động nguồn lực đa dạng nhất là trong xây dựng hạ tầng. Trong thực hiện công việc, cán bộ, đảng viên phải luôn là người tiên phong, nêu gương, đổi mới phong cách làm việc hiệu quả nhất...

Xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị.

Xác định quá trình xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu, không có điểm dừng; tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt,hướng đến xây dựng NTM kiểu mẫu, để chương trình xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu, bền vững.

Tiếp tục duy trì, củng cố và kiện toàn các tiêu chí đã đạt được của NTM và NTM nâng cao. Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Phát triển nông thôn theo quy hoạch, gắn nông nghiệp với phát triển, dịch vụ, thương mại; Hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại; Bản sắc văn hóa được bảo tồn, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao, sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Mục tiêu cụ thể xây dựng NTM kiểu mẫu

- Duy trì xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiễu mẫu; có ít nhất 5 thôn đạt khu dân cư NTM kiễu mẫu.

- Đến năm 2025 xã không có hộ nghèo trừ hộ nghèo bảo trợ xã hội.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 97% trở lên.

 

  
Công khai kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
254954