Vài nét về cuộc đời sự nghiệp của Danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh
Vài nét về cuộc đời sự nghiệp của Danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh
Nguyễn Quỳnh sinh năm 1677 trong một gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, tài trí hơn người. Năm 14 tuổi văn tài đã khá, đi thi Huyện trúng cả 4 kỳ. Năm 18 tuổi (1694) Nguyễn Quỳnh theo cha ra Thăng Long học tập, lúc này, cha ông làm Giám sinh Quốc tử giám tại Kinh thành. Năm Bính Tý (1696) ông thi đậu giải Nguyên (tức là đỗ đầu kì thi hương), lúc này Nguyễn Quỳnh tròn 20 tuổi. Ông có sở trường thơ phú, có học vấn uyên thâm, tài năng ứng biến. Người đương thời đánh giá cao tài năng của ông Nguyễn Quỳnh - Nguyễn Nham thiên hạ vô tam và thường gọi ông là Quốc sư hay Trạng nguyên.
Dân phong tước Trạng cho Quỳnh
Chẳng cần khoa bảng, triều đình, đá bia
Chẳng cần ông nọ, bà kia
Tên ông thành ngọn giáo lia ngang trời
Thời đại Nguyễn Quỳnh là thời đại khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam, nhân dân thì lầm than cực khổ, bọn phong kiến thống trị thì hoang dâm, xa xỉ, chia bè kéo cánh, mưu lợi ích riêng, kỷ cương không còn, trường thi trở thành nơi vơ vét làm giàu. Bản thân Nguyễn Quỳnh là con người thông minh tài trí nhưng lận đận trong thi cử, gặp nhiều trắc trở trên hoan lộ, nơi trường ốc. Nhiều khoa thi ông không đỗ, không hợp cách để có thể vào thi Đình nhận danh hiệu Tiến sĩ. Làm học quan lương thấp không bổng lộc, phải nuôi mẹ, nuôi em, cuộc sống của ông nghèo khổ, quẫn bách, đã thế ông còn bị giáng chức hạ lương. Việc giáng truất là do chúa Trịnh trực tiếp quyết định, chắc chắn là do ông chán ghét chế độ hủ bại, khinh bỉ bọn vua chúa, quan lại nên đã có những lời nói, hành động chống lại chúa.
Đau xót trước cảnh ngộ chua chát, éo le của bản thân, phẫn nộ trước sự bất công thối nát của triều đình. Con người nhân cách lớn lao này đã cùng với nhân dân vạch trần bộ mặt thật của bọn thống trị, nói lên tiếng nói phản phong mạnh mẽ, quyết liệt.
Vốn không có chí làm quan nên mãi sau ông mới nhậm chức giáo thụ phủ Thái Bình sau thăng lên chức Viên ngoại bộ lễ, tước hàn lâm tu soạn. Ông có mặt ở kinh thành Thăng Long từ năm 1720-1729 đời vua Lê Dụ Tông cho đến cuối đời. Với cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Quỳnh cùng những trang thơ phú của ông đã trở thanh mẫu hình cho nhân vật Trạng Quỳnh nổi tiếng sống mãi với thời gian. Ông tạ thế ngày 28/01 năm Mậu Thìn (1748) thọ 72 tuổi.
Những câu chuyện Trạng Quỳnh còn để lại có thể là hư cấu, nhưng có thể khẳng định dân gian đã dựa vào con người thực Nguyễn Quỳnh để phát triển nên một nhân vật sinh động và tài tình là Trạng Quỳnh. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu: Từ ngày cụ Quỳnh mất đến nay chúng ta thường nhắc đến con người ấy, đến Trạng Quỳnh và kể chuyện Trạng Quỳnh đâu phải là ngẫu nhiên. Nhưng đó là truyện, còn con người phải có một con người có thật và hôm nay chúng ta đã tìm được con người đó.
- Hà Duy Phiên: “Quan lại cao cấp, học giả uyên thâm”
- Phố cổ Đình Nam - Hoằng Lộc: Gạch nối giữa quá khứ và hiện tại
- TÓM TẮT THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP 12 VỊ ĐẠI KHOA
- Vài nét về cuộc đời sự nghiệp Tướng công Bùi Khắc Nhất
- Vài nét về cuộc đời sự nghiệp của Danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh
- Vài nét về cuộc đời sự nghiệp của Danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh
- BẢNG NHÃN BÙI KHẮC NHẤT niềm tự hào của quê hương HOẰNG LỘC
- Di tích LS-VH Quốc gia Bảng Môn Đình
- CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ